CỬA HÀNG THẢO DƯỢC CỔ TRUYỀN
Đia chỉ: 162/23 BÌNH LỢI, P13, BÌNH THẠNH, HỒ CHÍ MINH, VIỆT NAM
Điện thoại: 0903 68 59 51 - 0906 432 673
Cây sói rừng là một vị thuốc nam đa công dụng, dân gian thường dùng để ngâm rượu điều trị các chứng đau nhức xương khớp, viêm nhiễm. Vậy cách dùng vị thuốc này thế nào, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu nhé.
Cây sói rừng còn có tên gọi là thảo san hô, quan âm trà
Cây có tên khoa học là Sarcandra glabra (Đã được liệt kê vào từ điển wikipedia)
Ở nước ta hiện nay cây phân bố và mọc chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta như: Hòa Bình, Sơn La, Lạng Sơn, ở miền Trung Tây Nguyên cây mọc chủ yếu ở các tỉnh Kom Tum, Lâm Đồng… Nhất là ở vùng bìa rừng những nơi đất ẩm.
Toàn bộ phần cây trên mặt đất đều dùng được để làm thuốc. Cây được thu hái quanh năm, đem phơi khô bảo quản để làm thuốc.
Trong cây có chứa nhiều hoạt chất như flavonoit, coumarin, axit fumaric, axit succinic…..
Tính vị
Theo Đông y cây có vị đắng cay, tính hơi ấm, hơi độc có tác dụng hoạt huyết giảm đau, tiêu viêm.
Y học cổ truyền đánh giá cao tác dụng của cây sói rừng, đây là một vị thuốc đa công dụng. Cây có một số tác dụng chính như sau:
1. Dùng làm thuốc điều trị các chứng viêm nhiễm cấp tính
Liều dùng: 15-20g cây khô/ngày sắc nước uống trong ngày. Thử nghiệm ở các bệnh nhân viêm phế quản, viêm đường ruột cấp tính cho thấy chỉ từ sau 2-3 ngày sức khỏe bệnh nhân đã phục hồi (Tỷ lệ đạt 75-80%).
2. Cách dùng làm thuốc tăng cường tuần hoàn máu, mát gan giải độc
Liều dùng: 10-15g cây khô hãm nước uống hàng ngày.
3. Điều trị đau nhức xương khớp
Dùng sắc nước uống hoặc ngâm rượu.
4. Thuốc hỗ trợ điều trị ung thư
Do có khả năng ngăn chặn quá trình ô xi hóa, có các hoạt chất có tính kháng khuẩn và tiêu trừ viêm nhiễm rất mạnh, giảm mệt mỏi bởi vậy cây sói rừng còn được sử dụng để hỗ trợ điều trị bệnh ung thư khá hiệu quả. Cách dùng như sau:
Sắc với 1 lít nước, sắc cạn còn 300ml, chia 3 lần uống trong ngày.
Người âm hư hoả vượng, phụ nữ mang thai không nên dùng